Xuất khẩu mực và bạch tuộc khó phục hồi

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), càng về cuối năm, giá trị xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam càng tăng. Tuy nhiên, so với năm trước, giá trị xuất khẩu vẫn thấp hơn.

bạch tuộc

Cụ thể, tháng 8/2015, xuất khẩu (XK) mực và bạch tuộc của Việt Nam vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2014. Giá trị XK trong tháng 8 chỉ đạt gần 40,5 triệu USD, giảm hơn 6%.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng giá trị XK các sản phẩm mực và bạch tuộc chỉ đạt hơn 276 triệu USD, giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị XK mực chiếm gần 56%, đạt gần 154 triệu USD, còn bạch tuộc đạt hơn 122 triệu USD.

Trong các nhóm sản phẩm mực và bạch tuộc XK, trong 8 tháng đầu năm nay, chỉ có nhóm sản phẩm bạch tuộc chế biến và mực chế biến tăng so với cùng kỳ. Nhóm hàng mực chế biến khác tăng hơn 10%, bạch tuộc chế biến tăng hơn 7%. Còn lại, các sản phẩm mực tươi sống đông lạnh giảm hơn 24%, các sản phẩm mực khô nướng giảm hơn 6%; bạch tuộc tươi, sống, đông lạnh và khô giảm hơn 5%.

Tính tới thời điểm hiện tại, các sản phẩm mực và bạch tuộc của Việt Nam đã xuất sang được 62 thị trường trên thế giới, ít hơn so với cùng kỳ năm trước.

Tốp 9 thị trường chính chiếm 93% tổng giá trị XK, giảm tỷ trọng so với năm ngoái. Chính sự sụt giảm XK tại các thị trường chính này đã khiến tổng giá trị XK mực và bạch tuộc trong 8 tháng đầu năm giảm.

Theo đó, tại Hàn Quốc, từ tháng 3 trở lại đây, XK mực và bạch tuộc của Việt Nam sang đây giảm liên tục qua từng tháng. Tổng giá trị XK sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm chỉ đạt gần 103 triệu USD, giảm hơn 4% so với cùng kỳ. Hiện tại, tỷ trọng XK mực và bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc đã giảm xuống còn hơn 37%.

Tại thị trường Nhật Bản, năm nay, trừ mặt hàng bạch tuộc chế biến, các mặt hàng mực và bạch tuộc khác của Việt Nam xuất sang Nhật Bản đều giảm. Tuy nhiên, giá trị XK mực và bạch tuộc của Việt Nam sang đây trong tháng 8 đã phục hồi, tăng 7% so với cùng kỳ, đạt hơn 9,5 triệu USD. Nâng tổng giá trị XK mực và bạch tuộc của Việt Nam sang đây trong 8 tháng đầu năm lên hơn 67,7 triệu USD, vẫn giảm hơn 6% so với cùng kỳ.

Tương tự, tại thị trường EU, sau sự tăng đột biến hồi tháng 2, XK mực và bạch tuộc của Việt Nam sang EU giảm liên tục. Tổng giá trị XK mực và bạch tuộc sang đây trong 8 tháng đầu năm chỉ đạt hơn 38 triệu USD, giảm gần 28% so với cùng kỳ.

Cũng giống EU, XK mực và bạch tuộc của Việt Nam sang ASEAN sau khi tăng đột biến hồi tháng 6, hai tháng trở lại đây, giá trị XK sang đây lại giảm. Tổng giá trị XK các mặt hàng mực và bạch tuộc trong 8 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt hơn 36,4 triệu USD, giảm hơn 12%.

VASEP nhận định, nhu cầu tiêu thụ mực và bạch tuộc càng về cuối năm sẽ càng tăng tuy nhiên giá trị XK mặt hàng này vẫn sẽ khó tăng trở lại.

Vinanet, 25/09/2015
Đăng ngày 26/09/2015
Kiều Linh
Chế biến

Làm giàu từ nuôi ốc nhồi thương phẩm

Tận dụng khuôn viên lò gạch thủ công đã đóng cửa, ông Cao Tất Thái (thôn Quý Tân, xã Ia Trok, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) xây dựng bể nuôi ốc nhồi thương phẩm. Mô hình bước đầu đem lại hiệu quả.

Nuôi ốc nhồi thương phẩm.
• 09:48 14/06/2021

Nuôi hàu trên dòng Nhật Lệ

Đoạn sông Nhật Lệ chảy qua thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Võ Ninh (Quảng Ninh) có chiều dài khoảng 3km, được ví như một mỏ hàu khổng lồ trời cho. Hàu có ở nhiều nơi, nhưng có lẽ không đâu ngon bằng con hàu sống ở đoạn sông Nhật Lệ này. Thế nhưng, thứ đặc sản quý này đang ngày càng bị cạn kiệt bởi khai thác quá mức, cho đến khi một số hộ nông dân nơi đây nghĩ ra cách nuôi chúng.

Hàu nuôi.
• 08:26 08/06/2021

Khai thác nghêu ổn định sau đợt nắng nóng

Sau đợt nắng nóng kéo dài hơn 1 tháng từ đầu tháng 3 đến trung tuần tháng 04/2021 đã gây thiệt hại hơn 70 tấn nghêu, trị giá hơn 1 tỷ đồng tại Hợp tác xã (HTX) thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại. Nhờ công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý và khắc phục tốt thiệt hại, không lâu sau đó, HTX đã bắt đầu tổ chức khai thác ổn định trở lại.

Nghêu.
• 10:45 07/06/2021

Nuôi ngao vùng bãi triều: Phát triển nghề nuôi ngao theo hướng bền vững

Thiên nhiên ưu đãi vùng ven biển Kim Sơn bằng việc mỗi năm ban cho vùng đất này hàng trăm ha đất lấn biển, lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn bãi nuôi ngao lý tưởng.

Nuôi ngao.
• 09:45 26/04/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 20:48 18/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 20:48 18/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 20:48 18/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 20:48 18/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 20:48 18/05/2024